Bên cạnh những ngân hàng thương mại trong nước, các ngân hàng nước ngoài cũng là một thành phần quan trọng trong ngành tài chính Việt Nam. Trong số đó, Commonwealth Bank Vietnam là một trong những ngân hàng quốc tế nổi bật được nhiều người biết đến.
Trong bài viết dưới đây, vaytienonline sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về ngân hàng đa quốc gia này.
Đôi nét về ngân hàng Commonwealth Bank
Ngân hàng Commonwealth Bank (tên tiếng Anh đầy đủ là Commonwealth Bank Of Australia, viết tắt là CBA) là ngân hàng đa quốc gia của Úc chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1911.
Ngân hàng Commonwealth Bank Australia được xem là ngân hàng bán lẻ lớn nhất xứ sở Kangaroo. Đồng thời, Commonwealth Bank phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài với trụ sở ở hơn 13 quốc gia thế giới như: New Zealand, Hoa Kỳ, Anh Quốc và nhiều nước Châu Á như Singapore, Nhật Bản, Indonesia và Việt Nam,…
Lịch sử Phát triển của ngân hàng Commonwealth Bank
Là một trong 3 ngân hàng đầu nước Úc Commonwealth Bank đã trải qua quá trình quá trình hình thành và phát triển đầy biến động để có thể thành công vượt bậc như ngày hơm nay. Hãy cùng điểm qua những dấu mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển của Commonwealth Bank nhé.
Giao đoạn đầu: Quá trình thành (1911-1919)
Năm 1911, CBA được thành lập bởi Đạo luật Ngân hàng Commonwealth dưới sự giới thiệu bởi Chính phủ Lao động Andrew Fisher. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên tại Úc nhận được bảo lãnh của chính phủ liên bang nhờ chính sách ủng hộ quốc hữu hóa ngân hàng và có hiệu lực vào ngày 22/12/1911.
Ngày 15/7/1912, chi nhánh đầu tiên của CBA được mở tại Melbourne đồng thời ngân hàng này cũng tiếp quản Ngân hàng Tiết kiệm Nhà nước Tasmania. Chỉ sau 1 năm hoạt động, CBA đã mở rộng chi nhánh ở sáu tiểu bang.
Đến năm 1916, trụ sở chính của CBA được chuyển đến Sydney. Thời điểm này, CBA đã mở rộng hệ thống chi nhánh trên toàn nước Úc.
Giai đoạn thứ 2: Trở thành ngân hàng trung ương (1920-1959)
Năm 1920, Bộ tài chính bàn giao một số vấn đề tiền giấy cho Ngân hàng Commonwealth bank. Từ đó, CBA trở thành ngân hàng trung ương tại Úc.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Liên bang cũng dần tiếp quản Ngân hàng Tiết kiệm của Chính phủ Queensland vị thế của CBA ngày càng được mở rộng. CBA lần lượt tiếp quản hoạt động kinh doanh ngân hàng tiết kiệm của Ngân hàng Tiết kiệm Chính phủ New South Wales, quản ly tài khoản vãng lai và kinh doanh tiền gửi cố định của Bộ Ngân hàng Nông thôn NSW và Ngân hàng Tiết kiệm Nhà nước Tây Úc.
Đến thến chiến thứ Hai, ngân hàng tạm hoẵn mọi hoạt đông. Mặc ảnh hưởng của thế chiến với thị trường tài chính, Commonwealth Bank lại nhận được gần như tất cả các quyền lực của ngân hàng trung ương trong luật khẩn cấp được thông qua trong Thế chiến II và sử dụng quyền lực của mình để phát triển nền kinh tế.
Năm 1944, Ngân hàng đã hoạt động trở lại sau thế chiến thứ II. Và chỉ trong 5 năm sau đó, CBA đã chiếm lĩnh thị trường tài chính Úc.
Năm 1951, ngân hàng này đã thành lập một chi nhánh tại Quần đảo Solomon.
Trong khoảng thời gian từ năm 1958 đến 1959, một số vấn đề xảy ra giữa việc hoạt động của ngân hàng trung ương và một ngân hàng thương mại. Trước tình hình đó, chính phủ Úc đã quyết định tách riêng ngân hàng Trung ương thành Ngân hàng Dự trữ Úc – hoạt động là ngân hàng trung ương và Tập đoàn Ngân hàng Commonwealth hoạt động hoàn toàn như một ngân hàng thương mại.
Từ năm 1958 đến 1976, Commonwealth bank nắm quyền điều hành các cơ quan ngân hàng tiết kiệm tai New Hebrides.
Giai đoạn thứ 3: Đa dạng hóa kinh các lĩnh vực kinh (1960-1991)
Bảo hiểm và du lịch là 2 mảnh đất màu mở ở thời điểm đó, cũng chính vì thế năm 1970, Commonwealth đã mạnh dạng mở rộng kinh diang sang 2 lĩnh vực mới là bảo hiểm và du lịch.
Năm 1974 là năm bước ngoặc của CBA, khi ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đầu tiên tại úc đồng thời thành lập công ty con là Công ty tài chính CBFC và đẩy mạnh các giao dịch ngoại tệ và ngân hàng quốc tế nói chung.
Tiếp đà phát triển năm 1984 và 1993, CBA tiếp tục cung cấp dịch vụ thẻ MasterCard (1984) và Visa (1993)..
Năm 1981, chi nhánh CBA tại quần đảo Salomon chuyển sang hình thức liên doanh với Ngân hàng Quốc gia Quần đảo Solomon với 51% cổ phần thuộc Ngân hàng Liên bang và 49% thuộc Chính phủ Quần đảo Solomon.
Trong năm 1989, CBA đã mua 75% Ngân hàng ASB tại New Zealand Ngân hàng Nhà nước Victoria thuộc bang Victoriavào năm 1991.
Giai đoạn 4: Tư nhân hóa hoàn toàn (năm 1991- nay)
Năm 1994, Commonwealth bán toàn bộ cổ phần trong ngân hàng tại Quần đảo Solomon cho Ngân hàng Hawaii .
Năm 1994, Commonwealth đầu tư vào ngân hàng PT Bank International Indonesia với 50% cổ phần.
Vào ngày 10/03/2000, Ngân hàng Commonwealth và Công ty TNHH Thuộc địa tuyên bố ý định sáp nhập. Việc này đã nhận được sự chấp thuận cuối cùng từ Tòa án tối cao Victoria vào ngày 31/05/2000 và hoàn thành sáp nhập vào ngày 13/06/2000.
Năm 2000, Commonwealth mua toàn bộ cổ phần của ngân hàng PT Bank International Indonesia và đổi tên thành PT Bank Commonwealth).
Năm 2005, CBA mở rộng tấn công thị trường Châu Á bằng việc mua cổ phần của 2 ngân hàng Trung Quốc là Ngân hàng thương mại thành phố Tế Nam với 11% cổ phần và Ngân hàng thương mại thành phố Hàng Châu. Với 19,9% cổ phần, đồng thời thành lập một văn phòng đại diện tại thành phố Bangalore của Ấn Độ .
Vào ngày 27 tháng 1 năm 2006, Commonwealth đã mua 49% cổ phần còn lại trong Ngân hàng Quốc gia Thuộc địa (Fiji). Tuy nhiên đến 11/2009, Commonwealth bank lại bán Ngân hàng Quốc gia Thuộc địa cho Ngân hàng Nam Thái Bình Dương .
Những năm 2010 – 2011, Commonwealth bank vinh dự là Tập đoàn tài chính duy nhất xuất hiện trong danh sách 20 nhà tuyển dụng ưa thích hàng đầu của Nhà tuyển dụng tại Úc.
Từ tháng 3 năm 2012, CBA đã chuyển bàn dịch vụ ATM từ HP Enterprise Services ở Adelaide sang ITS (Armaguard) tại Sydney.
Sản phẩm của Ngân hàng Commonwealth Bank Vietnam
Với các chi nhánh trong nước Úc cũng như ở nước ngoài Ngân hàng Commonwealth Bank cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ vô cùng đa dạng bao gồm:
- Mở tài khoản ngân hàng, Mở thẻ ATM: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước,… cho mọi khách hàng đặc biệt là du học sinh, khách hàng có nhu cầu du dịch, định cư tại Úc.
- Cung cấp các dịch vụ cho vay cá nhân như vay mua xe, mua nhà, vay thế chấp bất động sản và các dịch vụ vay vay vốn cơ sở, vay vốn lưu động dành cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Các dịch vụ vay tín chấp với lãi suất cố định và thay đổi.
- Mở tài khoản tiết kiệm, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền trong cùng ngân hàng và liên ngân hàng.
- Dịch vụ thanh toán cá nhân, tiêu dùng,…
- Cung cấp các gói Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
- Mua bán ngoại hối, ngoại tệ
- Ngân hàng Commonwealth Bank còn cho vay cầm cố tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.
- Cung cấp các dịch vụ lên quan về tài chính cho du học sinh du học tại Úc.
- Tư vấn và hỗ trợ các thông tin về bảo hiểm, các dự án tài chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, tài chính cá nhân.
Hoạt động của ngân hàng Commonwealth Bank tại Việt Nam
Năm 1994, Commonwealth Bank of Australia chính thức thành lập chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam với trụ sở được đặt tại Hà Nội. Sự ra đời của Commonwealth Bank Vietnam được xem là bước ngoặc đánh dấu sự liên kết giữa Commonwealth Bank of Australia với cơ quan chức năng của chính phủ, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đến năm 2008, Commonwealth Bank tại Việt Nam mở thêm chi nhánh thứ 2 ở thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh này hoat động được 9 năm, đến 07/2017 Commonwealth Bank tại TP. Hồ Chí Minh được chuyển nhượng lại ngân hàng VIB.
Bất ngờ, vào ngày 13/04/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức thu hồi giấy phép hoạt động của Commonwealth Bank Australia tại Hà Nội. Từ đó, ngân hàng Commonwealth Bank of Australia chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngân hàng Commonwealth Bank Vietnam mà VayTienOnline đã tổng hợp. Nếu các bạn cần những thông tin về các ngân hàng khách tại Việt Nam, hãy để lại bình luận và đón xem bài viết tiếp theo cũng chúng tôi nhé.