CIC Là Gì? 3 Cách Tra Cứu CIC Online Với CMND/CCCD

Bạn đang có một khoản vay tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cần kiểm tra thông tin về tình trạng dư nợ của mình nhưng không biết phải tra cứu như thế nào? Bài viết hôm nay, vaytienonline sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nợ xấu cá nhân online thông qua website của CIC.

CIC là gì?

Trung tâm thông tin tín dụng (tiếng Anh: Credit Information Center, viết tắt là CIC) là tổ chức trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam có chức năng thu nhận,lưu trữ, phân tích, xử lý và dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng và ngân hàng.

Khi khách hàng vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng tại bất kỳ tổ chức tài chính hoặc ngân hàng nào, các thông tin về khoản vay của khách hàng sẽ được cập nhật trên hệ thống CIC. Tiếp theo, CIC sẽ tổng hợp lại tất cả các thông tin đó và phân chia chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất, ghi nhận lịch sử tín dụng của khách hàng.

Theo định kỳ hàng tháng, trạng thái dư nợ tín dụng của khách hàng sẽ được cập nhật trên hệ thống. Vì vậy, các khoản nợ của khách hàng luôn được cập nhật một cách chính xác và kịp thời. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ sử dụng thông tin của khách hàng trên CIC làm căn cứ để xét duyệt các khoản vay.

Chức năng của CIC

Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia cung cấp các thông tin bao gồm:

  • Thông tin khách hàng vay vốn.
  • Số tiền mà khách hàng đang vay, thời gian vay.
  • Hợp đồng tín dụng với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khách hàng đã từng vay vốn
  • Tình hình tổng dư nợ của khách hàng trong 12 tháng gần nhất.
  • Phân loại nợ của khách hàng.
  • Tài sản khách hàng đang thế chấp tại các tổ chức tài chính
  • Thông tin đơn vị đã tra cứu thông tin tín dụng của khách hàng trong 12 tháng gần nhất.
  • Chấm điểm tín dụng của cá nhân.

Trong đó, điểm tín dụng là điểm số mà trung tâm tín dụng quốc gia cung cấp để đánh giá mức độ uy tín của khách hàng khi tham gia các dịch vụ tài chính.

Các khoản nợ của khách hàng sẽ được CIC chia thành 5 nhóm bao gồm:

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Nhóm 2: Nợ cần chú ý
  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Theo đó, các khoản nợ xấu nhóm 3,4 và 5 sẽ bị CIC coi là nợ xấu, và khách hàng sẽ rất khó để vay vốn tại các tổ chức tài chính, ngân hàng.

Về vấn đề nợ xấu, bạn có thể tham khảo bài viết “Nợ xấu là gì?” của Vaytienonline.

Tính tới thời điểm tháng 01/2020, tổng số khách hàng đang vay vốn trong kho dữ liệu của Trung tâm tín dụng quốc gia CIC là hơn 42,6 triệu. bao gồm trên 1,1 triệu pháp nhân và trên 41,5 triệu cá nhân.

Tra cứu CIC cá nhân bằng cách nào?

Có 2 cách để kiểm tra nợ xấu của mình trên CIC là thông qua các tổ chức tài chính, ngân hàng mà bạn đang vay vốn hoặc kiểm tra thông tin thông qua trang web của CIC. Trong phần dưới đây, Vaytienonline sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo tài khoản và tra cứu nợ xấu trên CIC.

Tra cứu CIC cá nhân có mất phí không?

Khách hàng vay vốn và các tổ chức tín dụng ngân hàng đều phải trả phí khi sử dụng dịch vụ của CIC nếu muốn kiểm tra thông tin về điểm tín dụng. Đối với khách hàng lần đầu tiên tra cứu dịch vụ trong năm, CIC sẽ không tính phí của khách hàng. Kể từ lần tra cứu thứ 2 trở đi trong năm, khách hàng cần đống phí 10.000 VND/ lần tra cứu.

Hướng dẫn đăng ký tài khoản CIC

Trước khi tra cứu CIC online, khách hàng cần có tài khoản CIC. Nếu khách hàng đã có tài khoản thì có thể bỏ qua bước này.

Bước 1: Truy cập website của CIC theo đường dẫn cic.org.vn

Chọn “khai thác nhu cầu vay” như mình bên dưới

Hướng dẫn đăng ký CIC
Chọn khai thác nhu cầu vay

Sau đó chọn “Đăng ký

Đăng ký CIC
Chọn Đăng ký

Bước 2: Điền thông tin cá nhân

Các thông tin cá nhân bắt buộc phải cung cấp cho CIC bao gồm:

  • Họ và tên
  • Ngày sinh
  • Số điện thoại
  • Số CMND/CCCD
  • Ảnh CMND/CCCD
  • Địa chỉ: Tỉnh/thành phố, Quận/huyện, Phường xã, Địa chỉ liên hệ
  • Mật khẩu

Lưu ý: Ảnh CMND/CCCD, Khách hàng cần đính kèm 3 ảnh CMND/CCCD) theo định dạng png, jpg, jpeg bao gồm: Ảnh mặt trước, mặt sau CMND/CCCD và Ảnh chân dung khách hàng có kèm CMND/CCCD.

Đăng ký CIC
Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu sau đó nhấn “TIẾP TỤC”

Bước 3: Nhập mã xác thực

Nhập mã OTP gửi về số điện thoại bạn đã đăng ký, tích vào ô “tôi chấp nhận điều khoản cam kết” sau đó nhấn “Tiếp tục“.

Trong trường hợp khách hàng không nhận được mã OTP có thể nhấn vào dòng “Tôi không nhận được mã OTP vui lòng gửi lại”

Đăng ký CIC
Nhập mã OTP

Hệ thống sẽ gửi thông tin truy cập qua Email cho khách hàng.

Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu trên CIC

Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu thông qua website của CIC

Bước 1: Đăng nhập CIC

Sau khi đăng ký tài khoản xong, khách hàng chọn menu “Đăng nhập“. Quý khách Nhập tên đăng nhập, mật khẩu đã đăng ký sau đó nhấn “Đăng nhập

Tra cứu CIC online
Nhập tên đăng nhập, mật khẩu, sau đó nhấn “Đăng nhập”

Bước 2: Khai thác báo cáo

Khách hàng chọn menu “Khai thác báo cáo” sau đó chọn “mua báo cáo

Tra cứu CIC online
Chọn “Khai thác báo cáo” sau đó chọn “mua báo cáo”

Trường hợp khách hàng chưa được CIC xác thực thông tin, khi chọn “Khai thác báo cáo” hệ thống sẽ hiển thị thông báo như sau. Khi đó quý khách vui lòng chờ đợi CIC xét duyệt.

Tra cứu CIC online
CIC Là Gì? 3 Cách Tra Cứu CIC Online Với CMND/CCCD 29

Bước 3: Thanh toán

Đối với khách hàng lần đầu tiên sử dụng hệ thống, CIC sẽ không tính phí của khách hàng. Khách hàng nhập mã OTP để xác nhận sau đó nhấn “Thực hiện” sau đó nhấn “Xem” để xem báo cáo.

Tra cứu CIC online
CIC Là Gì? 3 Cách Tra Cứu CIC Online Với CMND/CCCD 30

Tra cứu CIC online
CIC Là Gì? 3 Cách Tra Cứu CIC Online Với CMND/CCCD 31

Lần xem thứ 2 trong năm, CIC bắt đầu tính phí. Khách hàng nhập mã OTP để xác thực sau đó chọn hình thức thanh toán. Khách hàng có thể thanh toán cho CIC thông qua thẻ, chuyển khoản trực tiếp tới tài khoản của CIC hoặc thanh toán bằng tiền mặt tại trụ sở của trung tâm.

Đối với hình thức thanh toán quá thẻ, khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ quốc tế như visa/ mastercard hoặc thẻ ATM mở tại các ngân hàng của Việt Nam.

Khách hàng muốn thanh toán bằng tiền mặt tại trụ sở của CIC có thể tới một trong hai địa chỉ dưới đây:

  1. Trụ sở chính: Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
  2. Chi nhánh: Lầu 1, Số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tra cứu CIC online
CIC Là Gì? 3 Cách Tra Cứu CIC Online Với CMND/CCCD 32

Sau khi khách hàng thực hiện thanh toán phí thành công, nhấn chọn “Xem” để xem báo cáo.

Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu thông qua ứng dụng (app) của CIC

Bước 1: Đăng nhập

Khách hàng đăng nhập bằng tài khoản đã đăng ký sau đó chọn ô “Khai thác báo cáo

Tra cứu CIC online thông qua ứng dụng
Chọn “Khai thác báo cáo”

Bước 2: Xác thực bằng vân tay/ faceID

Tra cứu CIC online thông qua ứng dụng
Quét vân tay để truy cập chức năng

Bước 3: Mua báo cáo

Sau khi xác thực thành công, khách hàng nhấn “Mua báo cáo” và thực hiện thanh toán để xem báo cáo.

Kiểm tra nợ xấu CIC thông qua bên thứ 3

Hiện nay, đa phần các tổ chức tín dụng như ngân hàng, cty tài chính đều có hỗ trợ khách hàng tra cứu CIC cá nhân. Để thực hiện, khách hàng cần làm theo các bước như sau:

  • Bước 1: Cung cấp đầy đủ giấy tờ tùy thân cho đơn vị tra cứu hộ như giấy CMND/CCCD.
  • Bước 2: Thanh toán phí tra cứu và nhận về kết quả.

Hi vọng vaytienonline.vn đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn CIC là gì cũng như cách thức đăng ký và tra cứu nợ xấu Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc cần hỗ trợ bạn có thể để lại bình luận ở phía bên dưới, vaytienonline sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Một số câu hỏi thường gặp

CIC K11 là gì?

Đây là xếp hạng tín dụng thể nhân của khách hàng dựa trên thang điểm tín dụng. Trung tâm tín dụng quốc gia đã chính thức áp dụng hình thức xếp hạng này vào tháng 2 năm 2011.

Điểm tín dụng là gì?

Đây là số điểm mà CIC đưa ra nhằm xác định mức độ uy tín trả các khoản vay của khách hàng.

Tags:

Tác giả

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hang
Hang
1 năm trước

K11 vậy mình có bị no xấu kh