Bảo Hiểm Khoản Vay Là Gì? Có Bắt Buộc Mua Không?

Khi đăng ký vay tín chấp tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính, bạn thường được nhân viên tư vấn và khuyến khích mua thêm bảo hiểm khoản vay. Vậy bảo hiểm khoản vay là gì? Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không? vaytienonline.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay dưới đây!

Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay là sản phẩm bảo hiểm dùng để đảm bảo cho gói vay của khách hàng vẫn tiếp tục được thanh toán trong trường hợp khách hàng không còn khả năng chi trả do tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc mất tích. Trong đó, người được bảo hiểm là khách hàng đi vay, người thụ hưởng bảo hiểm là các tổ chức tín dụng cho vay.

Thông thường gói bảo hiểm khoản vay được áp dụng cho vay tín chấp (vì không có tài sản đảm bảo). Đối với các khoản vay thế chấp (như vay mua nhà, vay mua xe trả góp) thì chỉ cần bảo hiểm cháy nổ chứ không cần đến bảo hiểm khoản vay.

Điều kiện tham gia bảo hiểm khoản vay

  • Cá nhân có năng lực hành vai dân sự đầy đủ
  • Được ngân hàng/ công ty tài chính chấp nhận cho vay
  • Trong độ tuổi từ 18 – 70 vào ngày ký trên mẫu Đơn yêu cầu bảo hiểm
  • Khoản vay tiêu dùng đến 500.000.000đ

Kể từ khi Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, khách hàng phải thanh toán phí bảo hiểm (trong vòng 30 ngày). Phí bảo hiễm sẽ được trả thành nhiều kỳ kể từ ngày bắt đầu bảo hiểm. Hồ sơ bảo hiểm và hồ sơ vay của khách hàng là khác nhau.

Bảo hiểm khoản vay dùng để làm gì?

Khách hàng khi đi vay tín chấp ngân hàng hoặc công ty tài chính thường được khuyến khích nên mua bảo hiểm khoản vay bởi khoản bảo hiểm này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và cả tổ chức cho vay.

Đối với người đi vay có đăng ký bảo hiểm vay tín chấp, trong khi đang thanh toán khoản vay mà xảy ra trường hợp xảy ra tai nạn dẫn đến tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn hay được thông báo mất tích thì phía công ty bảo hiểm sẽ thay khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán số tiền gốc và lãi còn lại (không vượt quá số tiền quy định tại hợp đồng bảo hiểm) mà khách hàng đang nợ ngân hàng/ công ty tín dụng.

Với chức năng này, khách hàng đi vay và gia đình sẽ tránh được gánh nặng tài chính khi xảy ra sự cố. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi khách hàng vay với số tiền lớn.

Về phía tổ chức tín dụng, việc khách hàng mua bảo hiểm khoản vay sẽ giúp họ đảm bảo vẫn thu được tiền nợ gốc (từ công ty bảo hiểm) nếu chẳng may khách hàng gặp rủi ro bất khả kháng, không trả được nợ vay.

Bên cạnh đó, với khoản vay tín chấp được bảo hiểm cũng là cơ sở tin cậy giúp ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác dễ dàng ra quyết định phê duyệt khoản vay. Đặc biệt, một số tổ chức tín dụng cũng cân nhắc giảm lãi suất vay đối với khách hàng có tham gia bảo hiểm tiền vay.

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp khách hàng gặp rủi ro bất ngờ xảy đến trong quá trình kinh doanh khi còn chưa trả hết nợ. Nhờ có bảo hiểm khoản vay mà bản thân và gia đình người đi vay không phải lo toan về gánh nặng nợ nần.

Với những lợi ích mà bảo hiểm tiền vay mang lại, đây thực sự là một giải pháp phòng ngừa rủi ro có ích cho khách hàng và tạo lòng tin với bên cho vay. Đó là lý do vì sao ngân hàng/ công ty tài chính luôn khuyến khích khách hàng mua thêm bảo hiểm khoản vay.

Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc mua không?

Cho đến nay, luật về ngân hàng hay nhà nước không có bất kỳ quy định nào bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm khoản vay tín chấp.

Điều này thể hiện rõ trong quy chế cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không quy định việc khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay khi khách hàng vay vốn tại TCTD.

Chính vì vậy, việc mua bảo hiểm khoản vay hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện của khách hàng, và là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng đi vay.

Bên cạnh đó, theo Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy định về thu phí bảo hiểm: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hộ các khoản phí bảo hiểm từ khách hàng và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm”.

Như vậy, các tổ chức tín dụng cho vay sẽ là đơn vị đứng ra thu phí bảo hiểm và nộp lại cho công ty bảo hiểm, điều này xuất phát từ lợi ích của khách hàng đi vay.

Bảo hiểm khoản vay

Phí bảo hiểm khoản vay tín chấp là bao nhiêu?

Đối với vay tín chấp, thông thường, phí bảo hiểm tiền vay chiếm từ 3 – 6% trên số tiền gốc mà khách hàng đăng ký vay tại ngân hàng hay TCTD. Tiền phí bảo hiểm này sẽ được trừ trực tiếp vào khoản vay khi giải ngân hoặc sẽ được cộng vào nợ gốc.

Ví dụ, khi khách hàng ký hợp đồng vay 20 triệu đồng tại tổ chức tín dụng, số tiền bảo hiểm khoản vay sẽ là: 5,5% x 20.000.000 = 1.100.000 đồng.

  • Trường hợp khách hàng không nhận đủ số tiền đăng ký vay: Khách hàng vay 20 triệu thì chỉ được nhận khoản tiền giải ngân là 18,9 triệu đồng. (Đã trừ 1,1 triệu tiền bảo hiểm khoản vay).
  • Trường hợp khách hàng nhận đủ số tiền vay là 20 triệu đồng và tổ chức tín dụng sẽ ghi số tiền vay là 21.1 triệu đồng.

Hiện nay có nhiều khách hàng vẫn không hiểu hết được giá trị mà bảo hiểm khoản vay mang lại. Ngược lại, nhiều người cho rằng lãi suất vay tín chấp đã cao, nay kèm theo khoản phí bảo hiểm thì không cần thiết. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng tư vấn sai, xem bảo hiểm là công cụ bắt buộc khách hàng phải mua thì mới được giải ngân dẫn đến những định kiến về bảo hiểm.

Do đó, nhân viên tư vấn cần làm rõ cho khách hàng hiểu được lợi ích của bảo hiểm khoản vay để giúp khách hàng có cái nhìn tích cực hơn, đồng thời giúp cho TCTD kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.

Tags:

Tác giả

Theo dõi
Thông báo của
guest
6 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Dương Thanh Tùng
Dương Thanh Tùng
3 năm trước

tôi có khoản vay 135 triệu,mua bảo hiểm cho khoản vay hơn 9 triệu.Giờ tôi nghỉ việc tạm thời do dịch Covid.Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có được hưởng quyền lợi hay được hỗ trợ gì không từ bên bảo hiểm.Xin cảm ơn.

Thắng
Thắng
3 năm trước
Trả lời  Dương Thanh Tùng

không nhé, a nên tiềm hiểu bảo hiểm khoản vay là gì?

  • Người được bảo hiểm tử vong;
  • Người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn; + Thương tật ở đây là mất toàn bộ hoặc không thể phục hồi được thị lực của 2 mắt hoặc 1 mắt còn lại.
  • + Đứt rời hoặc liệt không thể phục hồi được 2 chi hoặc 1 chi trong trường hợp trước khi tham gia bảo hiểm Người được bảo hiểm đã mất một chi
  • + Mất toàn bộ và không thể phục hồi được thị lực của một mắt và đứt rời hoặc liệt không thể phục hồi được một chi hoặc
  • + Mất toàn bộ và không thể phục hồi được khả năng nói và nghe
  • Người được bảo hiểm bị tòa án có thẩm quyền tuyên bố mất tích.
Hoàng thành
Hoàng thành
3 năm trước

Tôi có vay tín chấp 100 triệu và có mua bảo hiểm vay
Do dich cô vít nên tôi thất nhgiep vậy tôi có đc bảo hiểm k

Thắng
Thắng
3 năm trước
Trả lời  Hoàng thành
  • Người được bảo hiểm tử vong;
  • Người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn; + Thương tật ở đây là mất toàn bộ hoặc không thể phục hồi được thị lực của 2 mắt hoặc 1 mắt còn lại.
  • + Đứt rời hoặc liệt không thể phục hồi được 2 chi hoặc 1 chi trong trường hợp trước khi tham gia bảo hiểm Người được bảo hiểm đã mất một chi
  • + Mất toàn bộ và không thể phục hồi được thị lực của một mắt và đứt rời hoặc liệt không thể phục hồi được một chi hoặc
  • + Mất toàn bộ và không thể phục hồi được khả năng nói và nghe
  • Người được bảo hiểm bị tòa án có thẩm quyền tuyên bố mất tích.

Nằm trong những trường hợp trên mới dc a nhé

minh
minh
2 năm trước

tôi vay ngân hàng thế chấp sổ đỏ thfi có phải mua bảo hiểm khoản vạy không ạ

Nguyễn Văn Kha
Nguyễn Văn Kha
1 năm trước

Mình đang làm việc bên nước ngoài có thể vay tín chấp được không